Tuesday, August 7, 2007

“Nồi hơi nguyên tử” ngăn ngừa thế chiến thứ 3

Chuyện kể rằng sau cuộc thử nghiệm thành công của trái bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949, cha đẻ của nó - Igor Vaxilevich Kurchatov - đã khóc nức nở. Đó không chỉ là những giọt nước mắt sung sướng, mà còn là hệ quả của một thời gian dài khó khăn và gian khổ để tìm ra lá chắn hạt nhân cho Tổ quốc Xô viết. Tháng Tám năm 1949 trái bom nguyên tử đầu tiên của Liên xô đã được thử thành công. Thế là “ Nồi hơi nguyên tử” – bí danh của Igor Kurchatov - đã góp phần đẩy lùi nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba.

Igor Kurchatov (1903-1960)

Igor Vasilyevich Kurchatov sinh ngày 7 tháng Giêng năm 1903, tại Simsky (vùng Chelyabinsk, phía nam Ural, nước Nga). Chàng thanh niên Kurchatov tốt nghiệp đại học ngành Vật lý tại trường Tổng hợp Quốc gia Crime năm 1923 và vào học ngành đóng tàu tại Trường Đại học Bách khoa Petrograd. Năm 1925 Kurchatov chuyển tới Viện Kỹ thuật Vật lý và dưới sự hướng dẫn của Nhà vật lý nổi tiếng Abram Fedorovich Ioffe, ông bắt đầu nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan tới tính phóng xạ. Năm 1932, Kurchatov nhận được sự tài trợ của chính phủ để thành lập một nhóm riêng của ông chuyên nghiên cứu hạt nhân và xây dựng máy gia tốc đầu tiên của Liên bang Xô viết. Ông đã tìm ra sự phân rã hạt nhân ural năm 1940.

Chương trình nghiên cứu sự phân rã hạt nhân của Kurchatov bị gián đoạn bởi chiến tranh thế giới thứ hai và Kurchatov đã gia nhập nhóm thiết kế các tầu phá các loại mìn từ tính của phát xít Đức. Năm 1943, dưới sự giới thiệu của Ioffe, Kurchatov được chỉ định làm giám đốc chương trình vũ khí nguyên tử Xô viết. Dự án này do chính Stalin đề xuất. Hai trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật bản vào tháng Tám năm 1945 đã buộc Stalin phải hành động cương quyết hơn. Stalin đã ra lệnh cho Kurchatov phải sản xuất được một trái bom nguyên tử vào năm 1948 và buộc Lavrenty Beria (Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên xô) trực tiếp lãnh đạo dự án. Vào ngày 29 tháng Tám năm 1949 trái bom nguyên tử đầu tiên của Liên bang Xô viết đã được thử thành công tại bãi thử Semipalatinsk, Nga.

Kurchatov được bầu là Viện sỹ Viện hàn lâm Khoa học Liên xô từ năm 1943 và ba lần được phong danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa trong các năm 1949,1951 và 1954. Ông là người lãnh đạo việc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở châu Âu 1946, chế tạo thành công bom nguyên tử ở Liên bang xô viết năm 1949 và bom nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới vào năm 1953. Kurchatov cũng là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Viện Năng lượng nguyên tử Liên xô từ năm 1943. Sau cái chết của Kurchatov, năm 1960 Viện Năng lượng nguyên tử Liên xô đổi tên thành Viện Kurchatov. Do có những công lao to lớn đối với Tổ quốc Xô viết, Kurchatov đã được nhận giải thưởng Lê nin năm 1957 và giải thưởng Liên bang Xô viết trong các năm 1942, 1949, 1951 và 1954.

Phòng thí nghiệm số 2.

Dự án hạt nhân của Nhà nước Xô viết bắt đầu khởi động một cách tuyệt mật vào năm 1943. Bản thân Viện Nghiên cứu hạt nhân đã đổi tên thành Phòng thí nghiệm số 2 của Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô. Sự bí mật bao trùm khắp nơi trong lãnh thổ của Viện. Các cộng tác viên của một số bộ phận không được biết đồng nghiệp của họ đang làm gì sau các bức tường. Thậm chí có nhiều người làm việc nhiều năm trong Viện nhưng không hề biết trên lãnh thổ của Viện đã có lò phản ứng nguyên tử họat động. Mọi giấy tờ ghi chép được đánh số và kiểm tra bởi Phòng thứ nhất (bộ phận bảo vệ nội bộ). Để nhận một tờ giấy, mọi người cần phải tới đó, ký nhận và sau khi tờ giấy đã sử dụng, nhất thiết phải nộp trả lại. Rõ ràng là tuân thủ chế độ nghiêm ngặt đó không phải dễ dàng, đặc biệt đối với các nhà bác học. Vì vậy, Kurchatov thỉnh thoảng vừa rít thuốc lá vừa nheo mắt nói với mọi người: ” trong phòng có mùi không tuân thủ nội quy”.

Lãnh chúa IGOR

Do khả năng làm việc kỳ lạ của Kurchatov mà người ta thường gọi ông là “Nồi hơi nguyên tử”, “ Người – xe tăng” hoặc “ Quả bom”. Tuy nhiên, mọi người trong Viện thích gọi ông là “Ông rậm râu”. Rất mạnh mẽ, thông minh sắc sảo, say mê tranh luận và rất nghịch ngợm là những nét không thể tách rời trong các đặc điểm của ông. Hồi đó, để đảm bảo an toàn trong công việc, tất cả các nhân viên trong Viện đều đi ủng cao su bọc bên ngoài giầy da. Để tránh nhầm lẫn, mọi người thường đặt các mẫu giấy có ghi tên từng người vào các chiếc ủng cao su. Có một lần, “Ông rậm râu” đã thay đổi mẩu giấy ở ủng của hai vị lãnh đạo cao nhất của Viện và cười ngặt ngẽo khi thấy cả hai vị lãnh đạo Viện đã không thể xỏ chân vào các đôi ủng của mình.

Gần gũi với Kurchatov, mọi người đều cảm nhận thấy ông đang làm một việc gì đó cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Và thực chất Kurchatov đã phải thực hiện nhiệm vụ tạo ra lá chắn hạt nhân cho đất nước Liên viết và góp phần ngăn chặn khả năng xảy ra chiến tranh Thế giới thứ ba. Sự quan trọng và khó khăn của nhiệm vụ mà ông phải thực hiện đã buộc Kurchatov làm việc quên cả ngày và đêm. Niềm hào hứng của ông ta cũng lây lan sang những người xung quanh. “ Chào - có gì tiến bộ không?” Kurchatov thường chào hỏi các công tác viên của mình như vậy mỗi buổi sáng tại nơi làm việc, sau đó ông lại tập trung cao độ vào các phương trình và công thức mà chắc chỉ có mình ông hiểu. Mọi người không thể hiểu được khi nào thì Kurchatov có thể ngủ. Thường thì các cuộc họp của Hội đồng khoa học Viện do ông đề nghị có thể khai mạc lúc 3 giờ sáng, nhưng sau đó ngay từ sáng sớm mọi người đã thấy Kurchatov ngồi bên bàn làm việc.

Sau lần đau đầu tiên do nghẽn mạch máu não, Kurchatov buộc phải di chuyển khó nhọc với cây gậy gỗ. Nhân viên y tế đã đưa ông tới nhà nghỉ ở Barbukhe để ông có thể nghỉ ngơi ở đó, nhưng Kurchatov đã nhanh chóng trở lại với công việc. Cơn đau thứ hai nhanh chóng xuất hiện. Khi đó Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên xô đã quyết định là Kurchatov không được tới Viện làm việc nếu không có sự cho phép ở cấp cao nhất.

Tất nhiên “ Ông rậm râu” rất buồn khi bị cách ly với công việc mà ông yêu mến, tuy nhiên thỉnh thoảng ông vẫn trốn được sự quản lý của bác sỹ, và quay về Viện để tiếp tục công việc. Tất cả mọi người trong Viện đều yêu mến và tôn trọng ông. Phụ nữ trong Viện gọi ông một cách kính trọng là lãnh chúa Igor bởi vì ông cao lớn, rậm râu, giống hệt những tráng sĩ trong các câu truyện cổ tích NGA. Ông đã ba lần được phong Anh hùng Lao động. Nhưng ông thường nói đùa một cách buồn bã là không có danh hiệu nào có thể chữa khỏi bệnh tật cho ông được.

Bốn ngày trước khi chết, Kurchatov đã đi nghe hòa nhạc với tâm trạng rất vui vẻ. Ông mất ngày 7 tháng 2 năm 1960 ở tuổi 57 tại Mat-xcơ-va. Hôm đó, ông tới gặp một người bạn trong Viện để trao đổi công việc. Ông đang ngồi trên ghế nói chuyện vui vẻ, tự nhiên gục đầu và im lặng. Trái tim của nhà Vật lý Xô viết vĩ đại đã ngừng đập.

Trong suốt những ngày vĩnh biệt Kurchatov, từ gian phòng lớn của Nhà Công đoàn Mat-xcơ-va luôn vang lên bản nhạc mà ông thường yêu thích.
Sau khi mất, thi hài của Kurchatov được quàn tại tường thành Điện Kremli như các tướng lĩnh và các nhà chính trị nổi tiếng của Liên bang Xô viết.

***o0o***

Huế, 31 tháng 11 năm 2005
Trần Lộc Hùng
(Tổng hợp từ Internet và từ báo Nhân chứng và sự kiện của Nga, số 5, 2005)

Nước Nga: nghe, thấy và cảm nhận

I.

Bạn bè tôi thường nói: “không hiểu nước Nga nuôi mày kiểu gì mà tới bây giờ mày vẫn yêu nước Nga “. Vợ con tôi cũng vậy. Nước Nga dưới con mắt những người thân của tôi hoàn toàn khác tôi. Đơn giản vì tôi đã tới nước Nga từ những năm tôi mới 17 tuổi, tôi đã sống, học tập và làm việc ở nước Nga ngót nghét 10 năm. Tôi đến nước Nga với những vần thơ và truyện ngắn của Pushkin, với “Anh hùng thời đại “của Levmantov, hay “Chiến tranh và hòa bình ” của Lev Tolstoi. Tôi rất mê thiên tài quân sự Napoleon Bonapart, nhưng tôi cũng biết rằng ông ta phải chịu rút chạy thảm bại trước ý chí kiên cường của người Nga và mùa đông khắc nghiệt của nước Nga. Tôi cũng biết nước Nga qua chiến thắng vĩ đại tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức với một tổn thất lớn nhất là mất trên 20 triệu người trong chiến tranh thế giới thứ hai (1941 - 1945). Nhưng có lẽ tôi yêu nước Nga từ khi tôi được hấp thụ nền văn hóa Nga, và được đào tạo bởi nền khoa học cơ bản của Nga. Còn vợ con tôi biết nước Nga chỉ qua những giai điệu bài hát “Chiều Matxcơva”, ” Cây bạch dương” hay “Kachiusa”… mà thỉnh thoảng khi hứng chí tôi vẫn hay ngêu ngao hát.

2.
Tôi thật sự bị sốc khi biết tin Vũ Anh Tuấn, sinh viên năm thứ nhất tại trường Bách Khoa Saint Peterbourg, bị những phần tử quá khích giết hại đêm 13 tháng 10 vừa qua.(năm 2004 - chú thích). Nước mắt của người đàn ông 50 tuổi như tôi trào ra một phần vì thương Tuấn, bạn cùng lứ tuổi với con trai tôi, một phần vì cảm giác hình tượng nước Nga trong mình hoàn toàn sụp đổ. Không lẽ nước Nga bây giờ lại khac hoàn toàn với nước Nga mà tôi biết những năm 1971-1972. Không lẽ người Nga bây giờ lại khắc những thầy cô giáo mà tôi từng được dạy dỗ những năm đại học và những năm làm luận án Phó tiến sỹ, khá với những người bạn Nga mà tôi đã từng sống cùng ký túc xá, lại khác với những người công nhân Nga mà tôi đã có dịp làm việc trong thời gian những ngày hè ở nước Nga.
3.
Tuấn ơi, chú nghĩ rằng khi cháu ngã xuống, cháu cũng không ngờ mình lại là đối tượng của những kể cuồng tín mới ở Nga. Chú nghĩ, chúng không phải là những “Người Nga” chân chính. Và chú cũng mong khi cháu giã từ cuộc đời với tuổi 20, cháu vẫn nghĩ tốt về nước Nga và người Nga. Chú không nhớ trong một cuốnn truyện nào đó mà chú đã đọc, chú rất thích thuật ngữ:”Tâm hồn Nga, tính cách Nga”, và chú cùng đã hiểu được phần nào thuật ngữ đó khi lao động, học tập và làm việc ở Nga.
4.
Những ngày đâu xuân 2005, tôi có dịp ghé lại Mat-xcơ-va (Moscow) nhân chuyện công tác tại trường Tổng hợp Quốc Gia Belarus (Cộng hòa Belarus). Xuống sân bay Demodemovo, tôi cảm thấy yên tâm vì không còn cảnh chen chúc và hỗn loạn của hành khách như tôi đã từng gặp tại sản bây Shemecheva 2 ở những năm 90 thế kỉ trước. Trên quãng đường dài trên taxi về thành phố, tôi gợi chuyện người lái xe về cuộc sống, về sự đời mới, về tất cả mới chuyện trên trời dưới biển đang diễn ra trên nước Nga.
Tôi cảm nhận được nước Nga thực sự đã khác với nước Nga mà tôi đã biết. Nước Nga đã giàu lên rất nhiều với số lượng tỷ phú trẻ hiện có, với những siêu thị chứa đây hàng hóa mang nhẫn mắc phương Tây. Ngoài đường các biểu ngữ tuyên truyền cho lối sống của những người giàu như mới đi du lịch nước ngoài, mới tiêu tiền trong các khu cờ bạc CASINO, v.v. và` v.v… Và hình` như không còn có taxi nào` chở khách theo đồng hồ nữa, mà theo sự thỏa thuận.
5.
Một giáo sư người Belarus không giấu vể khó chịu khi nói với tôi về thủ đô Matxcơva của nước Nga. “Đó là thành phố giàu nhất thế giới mà ông ta đã tới, nhưng cũng là nói mà ông ta ngại ghé lại nhất vì sự không an toàn”.Tôi cùng thực sự chia sẻ cảm giác đó với vì giáo sư khi tôi được cảnh báo qua tờ Đất nước (một tờ báo của Hội người Việt sống tại Nga) về 10 điều cần ghi nhớ khi tới Matxcơva. Đó là không nên ra ngoài nếu không thật sự cần thiết,và không muốn qua’ 8h tối. Không nên đi qua những góc phố tôi hay vườn hoa. Không nên xuống đường ngắm khi vắng người, v.v… Tôi cùng thực sự lo ngại khhi thấy trên các kênh truyền hình Nga chiếu nhiều phim mô tả lối sống thực dụng của một số người Nga hiện nay, mô tả sự hoạt động của các băng nhóm tội phạm hình` sự cũng như kinh tế. Ngoài` ra còn` có các thông tin như 63% người dân Matxcơva không thích những người dân gốc Châu Á’. Có lẽ nạn khủng bố đã làm nhiều người Nga luôn phải cảnh giác . Nhưng không lẽ người Nga lại cảnh giác và khó chịu với những sinh viên Việt nam nhỏ bé, hiền lành và chịu khó? Những sinh viên tới Nga để học hỏi văn hóa Nga và học những thành tựu khoa học của Nga, không phải là đối tượnng để những người Nga chân chính thù ghét và xua đuổi.
Tổng thống Nga PUTIN

6.
Thời gian tôi ghé lại Matxcơva cùng chính là thời gian mà các cuộc biểu tình` phản đối việc cắt ưu đãi cho những người về hưu và cựu chiến binh. Tôi đã chứng kiến những người biểu tình yên lặng đứng ngoài trời già lạnh -25 độ C với những yêu cầu thiết thực nhất cho cuộc sống như đi lại, chữa bệnh, lương hưu. Lúc đó tôi thực sự thông cảm cho Tổng thống Nga PUTIN - người mà tôi đánh giá là người đàn ông của thế kỉ 21- trước những khó khăn mà nước Nga đang gặp phải. Nhưng tôi cũng hy vọng rằng nước Nga sẽ vượt qua được những khó khăn trước mắt, như họ đã vượt quá nhiều khó khăn trong lịch sử. Trong tôi lại vang lên giai điệu bài hát’ Nga “Tổ quốc bắt đầu từ đâu”, trong đó có câu ” Chúng ta không đầu hàng ai”.
7.
Tôi cũng nhận thấy là nước Nga đang thay đổi từng ngày, từng giờ trong mọi lĩnh vực. Cải cách hành chính chắc chắn sẽ làm gọn nhẹ ngân sách nhà nước nhưng cũng đẩy nhiều người tham gia đội quân thất nghiệp vốn đã không ít ỏi gì. Tôi bắt gặp nhiều người già có trẻ có đứng ở các lối lên xuống các đường ngầm ở thủ đô Matxcơva với những giỏ trại cây hái vội từ vườn nhà, những đôi tất lên tự đan với hy vọng bán được để trang trải những khó khăn trong mùa đông giá lạnh của nước mình. Tôi cũng đã thấy rất nhiều nam nữ thanh niên ca hát ngoài đường phố với mọi thứ nhạc cụ. Họ không ngửa tay xin tiền của khách qua đường, nhưng họ cũng hy vọng những bài ca của họ được trả bằng những đồng tiền rúp, và vì vậy họ không hề từ chối những đồng rúp của những vị khách qua đường hảo tâm tha xuống. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng người Ngã đã giàu lên nhanh chóng khi nền kinh tế tập trung chuyển sang kinh tế thị trường. Ngoài đường nhiều người Nga trẻ tuổi, vẻ mặt tự mãn với những chiếc áo da đắt tiền, ngự trên những chiếc ôtô mà chắc thời bao cấp chỉ có các vị trong Bộ Chính trị mới được dùng. Trong các cửa hàng lớn, hàng hóa nhiều chủng loại và từ nhiều nguồn được bầy bán nhiều tới mức tôi nhớ lại thời kỳ mà đất nước Xô Viết đang là đốii trọng với phương Tây.
Năm 2001, tại sân bay Toronto(Canada), tội tình cờ gặp và trao đổi với một phụ nữ Nga - cán bộ Bộ Thương Mại Nga - qua Canada dự hội nghị chuyên đề. Lúc đó tôi được biết lương trung bình của một cán bộ công chức Nga là khoảng 200USD. Người phụ nữ Nga đã đỏ mặt khi tôi, với bản tính hay châm chọc, hỏii cảm tưởng của chị ta thế nào khi ở sân bay với một đống hoàng hóa miễn thuế mà chỉ ta sẽ mang về Nga qua chuyện công tác nước ngoài. Tôi phải nhắc khéo với chỉ ta một kỷ niệm đau buồn rằng trong những năm 90 của thế kỉ trước, những người Việt Nam đã bị coi thường khi đưa những hàng hóa sản xuất tại Nga về nước sau những đợt công tác, học tập hoặc kết thúc hợp đồng lao động tại các nhà máy ở Nga. Cái nhún vai của người phụ nữ như ham` ý: cuộc sống như vậy đó’.
Ghé qua nước Nga lần này, tôi ngạc nhiên khi biết rằng tiền lương trung bình của một giáo sư Nga khoảng 800USD vào đầu năm 2005. Cuộc cải cách của nước Nga đã động chạm cả tới những lĩnh vực mà lâu nay người Nga vẫn rất tự hào : khoa học cơ bản. Nhiều trường đại học danh tiếng của Nga đã thay đổi chương trình, cách thức đào tạo cũ bằng những chướng tirnh đào tạo hiện đại. Hiện tại nhiều trường DH của Nga vẫn là những địa chỉ đáng tin cây trong đào tạo chuyên gia chất lượng cao. Điều đó đã thu hút nhiều sinh viên các nước tôi học tại DH Ngã. Lương của các giáo sư được trả cao hơn và có nhiều khoán trả giống như chúng ta là phần cứng (lương cơ bản) và phần mềm (các khoản dạy ngoài giờ, dạy hệ không chính quy hoặc tiền thưởng ). Có lẽ điều đó phần nào hạn chế nạn chảy máu chất xám tại nước Nga trong thời điểm hiện tại. Chỉ có điều là hình như người Ngã ít tốn nhiều giấy mức như chúng ta khi nói về Cải cách giáo dục.
8.
Trong thời gian cho chuyện bay, tôi có ghé thăm TOGI - một trong những trung tâm buôn bán của người Việt trên đất Nga. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là ngoài lối vào trung tâm luôn có vài cảnh sát và bảo vệ người Nga đứng làm nhiệm vụ. Trung tâm này nguyên là một trong những cơ sở của nhà máy Togi, đầu những năm 1990 đã được một số người Việt thuê để làm nơi buôn bán. Khi mới bước vào đây, tôi có cảm giác như mình` đang đứng ở các khu phố Hàng Ngang, hàng Đào của Hà Nội. Hàng hóa chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc với mẫu mã đẹp, “chật lượng cực tốt- giá rẻ ” - theo lời giới thiệu của những người bán hàng. Hàng nhiều vô kể về chủng loại và số lượng, những hình` như lượng người bán lại đông hơn người mua. Có nhiều người Nga được thuê bán hàng với tiền công 10-15USD mỗi ngày. Thỉnh thoảng tôi lại phải dùng tiếng Việt để giải thích cho vài người bạn hàng người Việt vì họ cứ tưởng tôi là khách từ vùng Trung Á đến mua hàng`. Khi vừa quay lưng đi thì` từ đâu vọng tới tai tôi:” thế mà cứ tưởng là` một con gà béo”. Thì` ra “gà béo” là từ ma` người ở đây ám chỉ những vì khách giàu có. Trao đổii với một người có trách nhiệm ở TT TOGI, tôi được biết thời gian gần đây việc buôn bán của người Việt không được phát đạt cho làm. Kinh tế thị trường, sự đi lên của nền kinh tế Nga trong mấy năm gần đây, luật lệ buôn bán được thắt chặt, các loại thuế má phải đóng ..v.v.. đã làm cho một số người Việt phải vỡ mộng làm giàu trên đất Nga.
Rời trung tâm TOGI, tôi cứ suy nghĩ mãi và tự hỏi, không biết bao giờ người Việt chúng ta mới ra nước ngoài với tư cách chuyên gia hay những người đi du lịch.
9.
Về tới sân bay Nội Bài - Hà Nội sau 11 giờ đồng hồ bay từ Matxcơva, mặc dù mệt mỏi những cảm giác của chúng tôi là hoàn toàn yên tâm. Sự bình yên của mảnh đất quê hương, mặc dù chưa giàu có bằng ai, nhưng thật sự là một thành công lớn của Đảng và Nhà nước ta sao 20 năm đổi mới.
Trước khi rời Nga, một vì giáo sư hỏi tôi đại ý là ở đâu tốt hơn, ở nước ngoài hay ở Việt Nam. Tôi đã dùng một thành ngữ tiếng Nga để diễn đạt ý của mình:
“Rất tốt khi làm khách, nhưng ở nhà mình thì vẫn tốt hơn”

***o0o***

Mùa xuân 2005.
Trần Lộc Hùng

Books and Publications

List of books

1. Tran Loc Hung, Principles and Methods of Stochastic Simulation, Lecture Notes,Infrastructure Planning and Management Program, Asian Institute of Technology,1995.

2. Tran Loc Hung, Foundation of Stochastic Simulations, Education House Publishing, 1997, (in vietnamese).

3. Tran Loc Hung, Probability Theory and Mathematical Statistics, Education House Publishing, 1997, (in vietnamese).

4. Tran Loc Hung, Probability Theory and Mathematical Statistics, Education HousePublishing, 1998, (in vietnamese).

5. Tran Loc Hung, Phan van Danh and Tran Thi Dieu Trang, Probability Theory and Mathematical Statistics, Education House Publishing, 1998, (in vietnamese).

6. Tran Loc Hung, Exisices to Probability Theory and Mathematical Statistics, Education House Publishing, 1999, (in vietnamese).

7. Tran Loc Hung, Course of Probability and Statistics, Education House Publishing,2001,(in vietnames).

8. Tran Loc Hung, Exisices to Probability Theory and Mathematical Statistics, Education House Publishing, 1999, (in vietnamese).

9. Tran Loc Hung, Lecture Note of Probability and Statistics, Education House Publishing, 2005, (in vietnamese).

10. Tran Loc Hung, Tutorial to solve for Exisices to Probability and Statistics, Edu cation House Publishing, 2005, (in vietnamese).

List of Publications

1. Tran Loc Hung, An operator method in limit theorems, Bull. Sci. Univ. Hue, N1,1982,pp. 20-27

2. Tran Loc Hung, On the applications of the operator method in laws of large numbers, Vietnam J. Maths, N 2, 1983, pp. 20-24.

3. Tran Loc Hung, The Trotter method in the laws of large numbers with random sum, Vietnam J. Maths, N. 2, 1988, pp. 4-9.

4. Tran Loc Hung, On the rates of convergence in the limit theorem with random sum in Hilbert space, Bull Sci. Univ. Hue, N. 7, 1991, pp. 13-16.

5. Tran Loc Hung, On the rates of approximations in the theorems for randomly indexed sum of k-dimensional random variables, Preprint, Institute of Mathematics, Vietnam national center for natural science and technology, Hanoi, vol 2, 1991, pp. 1-11.

6. Trush N. N. and Tran Loc Hung, On the asymptotic behavior of statistics depending on a random number, Mathematical Modelling and Statistical Analysis of Time Series, Belarus State University, 1993, pp. 101-110, (in Russian).

7. Tran Loc Hung and Nguyen The DUNG, On the maxima number in the sample having the random size with geometric distribution. Bulletin of Science, University of Hue, N 9, 1994, pp. 7-12.

8. Tran Loc Hung, On the probability metrics and applications, Bull. Sci. Univ. Hue, N. 10, vol. 1, 1996, pp. 10-15.

9. Tran Loc Hung, On a characteristic of maximal number in the random sample, Bull. Sci. Univ. Hue, N. 10, vol. 1, 1996, pp. 15-19

10. Tran Loc Hung, On the Trotter metrics and problems in theory of limit theorems, Preprint, Institute of Mathematics, Vietnam national center for natural science and technology, Hanoi, vol 12, 1996, pp. 1-5.

11. Tran Loc Hung, On the numbers of maxima in a discrete random-size sample, Preprint, Institute of Mathematics, Vietnam national center for natural science and technology, Hanoi, vol 12, 1996, pp. 6-11.

12. Tran Loc Hung, On the results concerning the mean absolute deviation, Bull. Sci., Hue College of teachers, N. 1, Vol. 32, 1999, pp. 40-44.

13. Tran Loc Hung, On a measure of dispersion of the random variables, Bull. Sci.,Hue Univ., N. 11, vol. 1, 1999, pp. 7-11.

14. Tran Loc Hung and Pham Le MY, GIS and application in maple - numberization of the Hue city, Bulletin Hue University of Science, N 11, 1999, pp. 11-15.

15. Tran Loc Hung and Nguyen Ngoc HOAN, On a simulation method in study of queueing network model, Bull. Sci., Hue College of teachers, N. 1, Vol. 32,1999, pp. 47-50.

16. Tran Loc Hung and Pham-Gia THU, On the mean absolute deviation of the random variables, VNU Journal of science, Nat. Sci. XV, N 5, 1999, pp. 36-44.

17. Pham-Gia THU and Tran Loc Hung, The mean and median absolute deviations, Mathematical and Computer Modeling, USA, 34 (2001), pp. 921-936.MR1858810 (2002f; 60026).

18. Pham-Gia THU and Tran Loc Hung, On the L1-norm approach and application in some problems of probability and statistic, Proc. The second national conference on probability and statistics, Bavi, Hatay, 2- 4 Nomvember, 2001, pp. 165-181.

19. Tran Loc Hung and Pham-Gia THU, Some results concerning with the dispersion functions of random variables, Bull. Sci. Hue College of Teachers, N. 4, 2001.

20. Tran Loc Hung, Some remarks related to L1 _ distance of the dispersion functions, Hue Univ. J. Sci., N. 10, 2002, pp. 17-20.

21. Tran Loc Hung and Nguyen van SON, Some asymptotic properties of the dispersion functions, Hue Univ. J. Sci., N. 13, 2002 .

22. Tran Loc Hung and Nguyen Van SON, Some connections of weak convergence with the convergence of the dispersion functions, Vietnam J. Maths, vol 31:3, 2003, pp. 1-7. MR2010532 (2004h; 60032).

23. Pham-Gia THU and Tran Loc Hung, Bayesian estimation under estimation con straint, Acta Math. Vietnamica, volume 28, number 2, 2003, pp. 201-207.MR1999456 (2004j; 62018).

24. Tran Loc Hung and Nguyen Van Son, An Approach Method to Weak Law of Large Numbers, Proceedings of the Winter School on Probability and Statistics Training, Research and Applications, Vinh, 26-28 December 2003, 201-208.

25. Tran Loc Hung and Nguyen Van Son, Some results on dispersive ordering of distributions and applications, Modelling, Computation and Optimization in Information Systems and Management Science, Hermes Science Publishing, (2004), pp. 392-398,.

26. Pham-Gia THU and Tran Loc Hung, Research trends in contemporary statistics and a look to the future, Proceedings of the Sixth Vietnamese Mathematical Conference, 237-251, Hanoi Natl. Univ. Publ. House, Hanoi, 2005. MR2175686.

27. Tran Loc Hung, On Trotter metric and its an application in weak law of large numbers, Proc. International Conference on Theory Probability, Random Processes, Mathematical Statistics and Applications, 21-23 Feb. BSU, Minsk (Belarus), 519.2 (063),N. 22, T. 33, 344-349, 2005, ISBN 985-485-370-5.

28. Le Trung Kien, Tran Loc Hung and Le Anh Vu, Applying probabilistic Model for ranking Webs in Multi-context, Proceedings of the Second Student Research Conference, Hue University, December 2005, 91-110.

29. Tran Loc Hung, On a probability metric based on Trotter operator, Vietnam Journal of Mathematics, 2007, 35, 3, 22-31.

Projects

• Probability Metrics and Applications, Basical Research Program 1994-1996, Vietnam.

• Stochastic Computation, Basical Research Program 1996-1998, Vietnam

• Statistical Methods and Applications in Vietnam, Moncton-Toulouse-Hue Universities Cooperate Research Program 1999-2001, FICU.

• On the L1-norm approach methods and applications in Statistics, 2002-2003, MOET.

Activities

• Speaker, The Third National Conference of Vietnamese mathematical Society, Hanoi, Vietnam, June, 1985.

• Speaker, The Fourth National Conference of Vietnamese mathematical Society, Hanoi, Vietnam, June, 1990.

• Speaker, The Minsk Conference on Mathematics, Minsk, June 1992.

• Speaker, The Byelarussian Conference on Mathematics, Grotno, Byelaruss, September 1992.

• Speaker, International Conference “Applied Analysis,” Hanoi, Vietnam, August 26-30,1993.

• Speaker, International conference on Optimization: Techniques and Applications(ICOTA’95), Chengdu, Chine, 5-8 June, 1995.

• Speaker, TIMS 33, June 1995, Singapore.

• Speaker, Second Asian Mathematical Conference (AMC’95), October 1995, Thailand.

• Speaker, The Fifth National Conference of Vietnamese Mathematical Society, Hanoi, Vietnam, September 17 - 20, 1997.

• Speaker, The Vietnam-Japan bilaterial symposium on fuzzy systems and applications (VJFUZZY’98), Ha long Bay, Vietnam, 30th September-2nd October 1998.

• Speaker, The Second National Conference on probability and statistics, Bavi, Hatay, 1- 4 November, 2001.

• Invited Speaker, The Sixth National Conference of Vietnamese Mathematical Society, Hue, Vietnam, September 7 - 10, 2002.

• CIMPA-UNESCO-Philippines School, 4-18 July, 2005, Manille, Philipines • Member of Mathematical Association of Vietnam

• Member of Applied Mathematics Association of Vietnam

• Editorial member of Scientific Bulletin, University of Hue

Teaching

Research field
    • L1- norm approach and applications in probability and statistics
    • Probability metrics and applications
    • Simulation and Modelling
    • Stein method and applications
    • Some statistical approaches to sociology
Teaching Experiences and Abilities
    • Post-graduate and Graduate teaching experiences:
      Probability
      Applied Statistics
      Calculus
      Functional Analysis
      Stochastic Models
      Theory of Limit Theorems
      Applied Statistical modelling
      Simulation and Modelling.

    • Having good knowledge on computer (word processing, programming). Scientific

Teaching Activities
    • 1977-1988, Lecturer, Department of Maths, University of Hue.
    • 1989-1992, Ph.D. Student, Department of Applied Maths, Belarus State University, Minsk, Belarus.
    • 1993-1994, Senior Lecturer, Department of Maths, University of Hue.
    • 1994-1996, Visiting Lecturer, School of Advanced Technology, Asian Institute of Technology (AIT), Thailand.
    • 1997-2001, Deputy Head, Department of Maths, Hue University of Sciences.
    • 2001-2005, Head, Department of Maths, Hue University of Sciences.
    • January 2005 - April 2005, Visiting Lecturer, Department of Applied Maths, Belarus State University, Minsk, Belarus.
    • From June 2005, Head, Office for Research Managemant and International Relations, Hue University of Sciences.

Education

1968-1971: Hanoi - A Secondary School, Ha noi, Vietnam.

1971-1972: Pre-graduate Department, Kiev State University, Kiev, Ucraina.

1972-1977:

    - M. Sc., Department of Mathematics, Tashkent State University, Tashkent,Uzbekistan, (former USSR).
    - Outstanding Student.
    - Scientific Supervisor: Prof. Dr. Sci. Phormanov Sh. K. Thesis: “An operator method in the central limit theorems.”

1989-1992:

    - Ph. D. in Maths, Belarus State University, Minsk, Belarus.
    - Scientific Supervisor: Prof. Dr. Sci. Trush N.N.
    - Thesis: “Some applications of the operator methods in theory of limit theorems for random independent variables.”

Contact

    Full Address of permanent Institution :
    • Hue University of Sciences.

    • 77 Nguyen Hue Street, Hue, Vietnam.

    • Telephone: +84-54-835949

    • Fax : +84-54-824901

    • Email : tlhung@hueuni.edu.vn or tlhungvn@yahoo.com

About me


Welcome to my blog.

Full name : TRAN LOC HUNG

Date of birth : July 1st, 1954.

Nationality : Vietnamese.

Profession : Associate Professor, Ph.D. in Mathematics.
Head, Office for Research Management & International Relations.

Academic Degree : Ph. D. in Maths, 1992, Belaruss State University, Minsk, Belaruss.

Foreign Language Ability: Proficiency in Russian and English communication, both oral and written.

***

Here are some information about me and the next tags will show my professional field and my hobbies which I care of.